Áo dài cưới – đồ cưới truyền thống đẹp và độc đáo của Việt Nam

Áo dài dù chưa được công nhận là quốc phục nhưng trong tiềm thức mỗi người Việt Nam, tà áo ấy là phần quốc hồn, quốc túy, không thể thiếu trong những dịp trọng đại như lễ tết, cưới xin. Rất nhiều cặp đôi mong muốn được khoác lên mình chiếc áo dài trong lễ cưới của mình, như một cách thể hiện niềm tự hào và tình yêu với phong tục truyền thống. Cùng Omni tìm hiểu về các mẫu áo dài cưới truyền thống đẹp và độc đáo nhé.

Đẹp tinh khôi với áo dài cưới màu trắng tại Omni
Đẹp tinh khôi với áo dài cưới màu trắng tại Omni

 

Nguồn gốc tà áo dài Việt Nam trước khi áo dài cưới được ứng dụng:

  • Áo dài ngũ thân – tiền thân của áo dài Việt Nam:

Khoảng năm 1744, Chúa Nguyễn trị vì Đàng Trong, Chúa Trịnh trị vì Đàng Ngoài. Phụ nữ thường mặc áo tứ thân cùng với váy đụp. Vạt trước xẻ làm hai và có thể thắt hai tà ngang hông. Đây là trang phục thường thấy của tầng lớp lao động.

Chúa Nguyễn đã cải tổ trang phục với áo ngũ thân, có một hàng khuy bên phải và mặc với quần. Áo có 5 thân áo: 2 thân trước, 2 thân sau và một thân nhỏ bên trong, sát ngực. Áo dài ngũ thân có phom rộng kín đáo. Phần cổ đứng, vuông vức. Mẫu áo này trở thành trang phục của tầng lớp thượng lưu và vô cùng phổ biến cho đến thế kỷ 20.

Áo dài ngũ thân dưới triều Nguyễn
Áo dài ngũ thân dưới triều Nguyễn

 

  • Áo dài Lemur và Lê Phổ:

Đầu những năm 30 của thế kỷ 20, họa sỹ Nguyễn Cát Tường cho ra đời áo dài Lemur trên cơ sở áo tứ thân và đầm phương Tây. Tuy nhiên, mẫu áo này không được chào đón cho lắm.

Sau này họa sỹ Lê Phổ đã khắc phục những điểm bất cập của áo dài Lemur, kết hợp với đặc điểm của áo ngũ thân và tứ thân, may ôm sát cơ thể phụ nữ với phần tà dài chấm đất. Đây được xem như là tiền thân gần nhất của tà áo dài hiện đại.

 

  • Áo dài Trần Lệ Xuân và áo dài tay raglan:

Năm 1958 với áo dài Trần Lệ Xuân là một bước đột phá mới với phần cổ thuyền phóng khoáng và hàng cúc quý giá.

Thập niên 60 chào đón mẫu áo dài tay raglan gắn liền với tên tuổi hiệu may Dung ở Sài Gòn. Chiếc áo này tôn lên vẻ đẹp của chiếc eo thắt đáy lưng ong. Đây cũng là thời kỳ hoàng kim của áo dài Việt khi ta có thể bắt gặp tà áo này ở khắp mọi nơi, trong mọi hoạt động thường ngày của phụ nữ miền Nam. Và tất nhiên không thể thiếu áo dài cưới rồi.

 

  • Chiếc áo dài hiện đại:

Sau năm 1975, đây là giai đoạn trầm lắng của tà áo dài khi cuộc sống hậu chiến gặp nhiều khó khăn. Cho đến thập niên 90, áo dài một lần nữa quay trở lại, từ áo dài trắng học sinh đến tà áo của phụ nữ trong nhiều ngành nghề khác nhau. Thời kỳ đổi mới, các mẫu áo dài cũng trở nên đa dạng hơn từ màu sắc, chất liệu đến kiểu dáng. Đặc biệt là áo dài cưới vì chúng được diện trong sự kiện trọng đại nhất của đời người.

Áo dài cưới màu đỏ tại Omni
Áo dài cưới màu đỏ tại Omni

 

Vẻ đẹp tà áo dài cưới Việt Nam:

Áo dài Việt Nam được quốc tế khen ngợi với vẻ đẹp độc đáo, vừa kín đáo mà cũng vô cùng quyến rũ. Trong top đồ cưới truyền thống đẹp nhất tại châu Á, tà áo dài ấy xứng đáng được gọi tên.

Áo dài cưới giản dị cho cô dâu và chú rể trong lễ cưới
Áo dài cưới giản dị cho cô dâu và chú rể trong lễ cưới

Áo dài nữ – đồ cưới cho cô dâu:

Áo dài cưới của cô dâu được may bằng rất nhiều chất liệu khác nhau như lụa, gấm, voan, ren, chiffon… Trên nền vải ấy, các chi tiết từ đơn giản đến cầu kỳ được đính kết bằng hạt cườm, đá quý, kim tuyến đến các loại ren hoa nổi. Kết hợp với mấn và các phụ kiện làm tóc, cô dâu đã sẵn sàng để tỏa sáng trong lễ cưới của mình.

Áo dài nam – đồ cưới cho chú rể

Trong phong tục của người Việt, áo dài xuất hiện trong lễ hỏi đến lễ gia tiên, là một vẻ đẹp giàu bản sắc văn hóa. Đây cũng là dịp hiếm hoi mà chiếc áo dài nam giới được diện. Áo dài nam được may bằng chất vải đứng phom hơn để tạo nên vẻ ngoài lịch lãm. Cổ đứng, vai vuông. Độ dài áo đến ngang gối. Chú rể sẽ mặc áo kết hợp với quần tây, khăn đống, giày tây để hoàn thiện set đồ.

Mẫu áo dài nam cách tân
Mẫu áo dài nam cách tân

Các họa tiết trên áo thường là hình hoa lá, chim chóc, rồng phượng và các họa tiết gắn liền với truyền thống dân tộc.

Để trông thật ăn ý và nổi bật, cô dâu và chú rể hãy lựa chọn cùng một màu sắc cho bộ đôi áo dài cưới nhé. Nếu thích khác biệt, cặp đôi có thể lựa chọn phối các màu sắc này với nhau: trắng, đỏ, vàng, hồng, xanh nhạt… đây đều là những màu tươi sáng thể hiện niềm hân hoan, vui sướng.

Hồng và trắng: bộ đôi màu sắc tuyệt vời
Hồng và trắng: bộ đôi màu sắc tuyệt vời
Áo dài cưới cho cô dâu và chú rể
Áo dài cưới cho cô dâu và chú rể

 

Thật tuyệt vời khi được khoác lên mình đồ cưới mang đậm giá trị tinh thần mà cha ông ta để lại ngay trong ngày trọng đại. Nếu bạn cũng mến yêu đồ cưới truyền thống nói chung, áo dài nói riêng, hãy đến với Omni nhé. Những mẫu áo dài cưới đẹp và hợp thời đại tại Omni sẽ góp phần mang đến những lễ cưới trọn vẹn nhất.

 

 

Gợi ý bạn đọc:

Omni Bridal – thương hiệu váy cưới cao cấp 15 năm tuổi

Bí quyết cho cô dâu chú rể khi thuê váy cưới từ A đến Z

Các lễ quan trọng của một đám cưới theo truyền thống

ĐẶT HẸN NGAY

liên hệ với chúng tôi

ĐẶT LỊCH HẸN TƯ VẤN

(*) Thông tin bắt buộc

GÓI NGÀY CƯỚI ĐẲNG CẤP

Tặng váy cưới limited& quay phóng sự cưới. Ưu đãi lên đến 64%