Khám phá nét đẹp đám cưới miền Tây: phong tục, trang phục, trang trí đám cưới và hơn nữa

Dọc theo dải đất chữ S, văn hóa Việt Nam chia thành các vùng khác nhau với những đặc trưng tương ứng hình thành từ điều kiện tự nhiên, lịch sử, địa hình của mỗi nơi. Cưới hỏi là phong tục lâu đời cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa vùng miền, mang bản sắc riêng biệt. Trong đó, đám cưới miền Tây (tên đầy đủ là miền Tây Nam Bộ) với đặc trưng sông nước đã tạo nên những nét đẹp về phong tục, trang phục, trang trí có một không hai. Cùng Omni khám phá nét đẹp ấy nhé.

Khám phá nét đẹp đám cưới miền Tây
Khám phá nét đẹp đám cưới miền Tây (Ảnh: Sưu tầm – Đám cưới Gin – Puka tại Đồng Tháp)

 

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THƯỜNG THẤY TRONG ĐÁM CƯỚI MIỀN TÂY

1. Nghi thức lễ trong đám cưới miền Tây

Nghi thức đầy đủ theo truyền thống

Đám cưới miền Tây đầy đủ sẽ bao gồm 6 lễ. So với một số vùng khác, trình tự nghi thức cưới hỏi miền Tây cầu kỳ hơn:

  • Lễ giáp lời: Nhà trai đến thưa chuyện với nhà gái, trò chuyện thân mật để tìm hiểu thêm về gia cảnh, định ngày giờ tổ chức lễ hỏi cưới (tương tự như lễ dạm ngõ)
  • Lễ thông gia: Nhà trai mời nhà gái sang để hai gia đình hiểu rõ nhau hơn, thông gia cũng có thể yên tâm khi biết nơi ở của cái gái mình sau khi về nhà chồng.
  • Lễ cầu thân: Nhà trai mang lễ vật qua nhà gái để trước khi cử hành các nghi lễ ăn hỏi chính thức.
  • Lễ ăn hỏi: Là lễ hỏi diễn ra tại nhà gái. Vào ngày ăn hỏi, nhà gái sẽ treo bảng “đăng khoa” hoặc “lễ đính hôn” tại lối vào. Ông thông sẽ lễ khai trình lễ y kỳ, trình lễ khai hòa đến kiến gia tiên, trình lễ thượng đăng sau khi trưởng tộc nhà trai rót rượu, lễ bái gia tiên, lễ dỡ mâm trầu và tình lễ kiếu.
  • Lễ cưới và rước dâu: là buổi lễ quan trọng và được chuẩn bị công phu nhất. Hai đằng nhà trai và nhà gái sẽ chuẩn bị tiệc cỗ, trang trí lộng lẫy. Tổ chức vu quy tại nhà gái, cha mẹ và họ hàng cho của hồi môn. Sau đó, rước dâu về nhà trai, trao lễ vật và làm lễ gia tiên.
  • Lễ phản bái (tương tự lễ lại mặt): Được tổ chức ba ngày sau đám cưới, khi đôi vợ chồng trẻ trở về nhà mẹ cô dâu. Lễ phản bái thể hiện lòng biết ơn của chú rể đối với cha mẹ vợ vì đã đồng ý gả con gái cho mình. 
Nghi thức lễ trong đám cưới miền Tây
Nghi thức lễ trong đám cưới miền Tây (Ảnh: Sưu tầm)

 

Nghi thức rút gọn ngày nay

Ngày nay cuộc sống hiện đại hơn, mọi thứ đều được tinh giản nên một số đám cưới miền Tây, nhất là khi dâu/rể là người miền khác chỉ còn giữ lại ba lễ chính đó là lễ giáp lời, lễ hỏi và lễ cưới. Nhưng không có nghĩa là nó mất đi tinh thần của đám cưới truyền thống.

2. Cách trang trí trong đám cưới miền Tây

Một trong những đặc điểm của đám cưới miền Tây khiến nó khác với các vùng khác là phần trang trí. Miền Tây nổi tiếng với cảnh sắc sông nước bình dị thân tình. Trang trí đám cưới miền Tây cũng cũng được hình thành từ đó, mang đậm hơi thở thiên nhiên bản xứ.

Phần được đầu tư công phu nhất là trang trí cổng cưới và trang trí gia tiên. Vật liệu chủ yếu từ lá dứa, lá chuối, lá cau được kết tỉ mỉ trên khung tre nứa, vừa dân dã vừa đẹp mắt. Người miền Tây đan chúng thành những hình thù đẹp mắt như hình rồng phượng, trái tim… dùng cho cả cổng cưới và các mâm tráp quả. Sau đó, có thể trang trí thêm bông súng, sen, bèo, bông thiên điểu…

Cách trang trí công phu, sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên
Cách trang trí công phu, sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên

Ngày nay, nhiều gia đình sẽ lựa chọn thuê đội ngũ trang trí đám cưới chuyên nghiệp để dựng cổng cưới với những thiết kế kế hiện đại làm từ formex, hoa tươi… Dù vậy, nếu có dịp ghé miền Tây, cũng không khó để bắt gặp một vài đám cưới vẫn giữ cổng truyền thống nhưng có sự cải tiến hơn, như một cách để lưu giữ nét đẹp vùng miền trong ngày trọng đại.

3. Trang phục đám cưới miền Tây

Trang phục đám cưới miền Tây không rập khuôn theo các xu hướng hiện đại xa hoa mà có một số đặc điểm thú vị riêng biệt. Cô dâu miền Tây thường chọn áo dài cưới màu đỏ để làm lễ. Hình ảnh này trở thành nét văn hóa quen thuộc và còn phổ biến tới ngày nay. Màu đỏ tượng trưng cho sự hạnh phúc và viên mãn. Hoa văn trên áo dài thêu họa tiết long phụng, hoa sen hoặc hoa mẫu đơn, cùng một số chi tiết đính cườm, kết đá,..

Trang phục đám cưới
Trang phục đám cưới (Ảnh: Sưu tầm)

Bên cạnh những chiếc váy cưới trắng thông thường, ở đám cưới miền Tây, nhiều cô dâu sẽ mặc váy cưới có tone nổi bật như đỏ, vàng, hồng mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng. Nhưng khác với váy cưới bồng bềnh ở thành thị, váy cưới của cô dâu miền Tây có phần đơn giản và gọn gàng hơn, ít tầng lớp. Đặc điểm này để phù hợp với không gian tiệc cưới ngoài trời hoặc sân vườn rộng, giúp cô dâu dễ dàng di chuyển tiếp khách khứa.

Trang phục đám cưới (Ảnh: Sưu tầm)
Trang phục đám cưới (Ảnh: Sưu tầm)

Trang phục đám cưới miền Tây của chú rể thể hiện rõ nét sự chân chất, giản dị đúng với bản tính chất phác, gần gũi của đàn ông miền sông nước. Trong ngày cưới, chú rể nhường phần tỏa sáng cho cô dâu của mình, họ chọn những bộ vest đơn giản, sậm màu, tone lạnh như đen, xám, xanh navy. Chất liệu ưu tiên sự thoải mái, co giãn, dễ chịu cho các hoạt động đãi khách, vui chơi. 

Đọc thêm:

Vẻ đẹp tà áo dài hiện đại: Áo dài cưới cách tân cho cô dâu chú rể

Vì sao cô dâu nên sở hữu ít nhất một chiếc áo dài cưới trắng?

 

5. Phong tục rước dâu đám cưới miền Tây

Miền Tây Nam Bộ là vùng đất có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, hình thành nên lối sống gắn liền với sông nước mỗi ngày. Chính vì thế rước dâu bằng ghe, xuồng cũng trở thành một nét phong tục đặc sắc trong đám cưới miền Tây. Hình ảnh đoàn ghe xuồng rước dâu nối hàng dài rất náo nhiệt, vui tươi, đôi lúc lại vang lên những câu hò ngẫu hứng. 

Để chuẩn bị cho buổi rước dâu, “xuồng hoa” được trang hoàng không kém gì những chiếc xe hoa thành phố. Xuồng rước dâu truyền thống trang trí bằng lá dừa, lá cau… đan kết mang đến vẻ mộc mạc và lãng mạn. Gia đình đầu tư hơn có thể trang trí cả cổng hoa nhỏ đặt ở đầu xuồng giúp tăng phần vui tươi. Đoàn rước dâu đi trên sông thường có nhiều chiếc xuồng đi cùng nhau, trong đó có xuồng nhà trai, xuồng chở nhà gái, xuồng chở lễ vật và cả xuồng chở bạn bè, họ hàng đến chung vui.

Phong tục rước dâu
Phong tục rước dâu (Ảnh: Sưu tầm)

Ngày nay, khi giao thông đường bộ phát triển thuận tiện hơn, những con đường được bê tông hóa đến tận xóm làng thì không ít đám cưới miền Tây đã chuyển sang rước dâu bằng xe hoa. Dù vậy, vẫn có nhiều gia đình chọn giữ lại phong tục truyền thống nay. Một số cặp đôi trẻ dù di chuyển bằng xe nhưng chọn thêm một chặng đường nhỏ rước dâu trên sông, vừa tạo không khí cho đám cưới vừa lưu giữ một phần văn hóa và ký ức.

 

NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG PHONG TỤC ĐÁM CƯỚI MIỀN TÂY ÍT NGƯỜI BIẾT

  • Tình làng nghĩa xóm, gắn kết cộng đồng

Ở đám cưới miền Tây, cưới xin không chỉ là chuyện vui của hai gia đình mà còn là niềm vui chung của cả làng xóm láng giềng. Đó là khi mọi người cùng nhau phụ giúp dựng rạp, dựng cổng cưới, nấu nướng.

Ai nấy đều vui vẻ vì được chung tay tổ chức một đám cưới trọn vẹn. Đó cũng là khi bà con làng trên xóm dưới vui vẻ vây kín hai bên bờ sông xem đám rước dâu. Đặc biệt đám cưới miền Tây thường diễn ra trong không gian rộng lớn, không khí náo nhiệt kéo dài từ cả ngày hôm trước cho đến sau ngày cưới. Mọi người đều tất bật ra vô, cười nói rôm rả, ca hát và uống rượu chúc mừng.

Nét độc đáo trong phong tục đám cưới miền Tây
Nét độc đáo trong phong tục đám cưới miền Tây (Ảnh: Sưu tầm)

  • Món ăn đãi tiệc trong đám cưới miền Tây

Đám cưới miền Tây đãi tiệc cũng đậm chất hương vị quê nhà với các món đặc sản như gỏi ngó sen tôm thịt, lẩu chua cá linh bông điên điển, bánh da heo,… Tuy nhiên, gia đình sẽ kiêng không đãi những món “đắng”, “chua” và mắm “hôi”. Họ quan niệm rằng nó tượng trưng cho sự đắng cay, chua chát trong cuộc sống hay tránh cá lóc nướng trui vì mang ý nghĩa không may mắn.

  • Phong tục gánh lễ vật

Ở một số vùng miền Tây, nhà trai không mang sính lễ bằng mâm mà gánh trên vai, thể hiện ý nghĩa mang đến sự đủ đầy, sung túc cho nhà gái. Lễ vật được gánh bằng đôi quang gánh truyền thống, tạo nên hình ảnh độc đáo và gần gũi với cuộc sống miền sông nước.

 

LỜI KẾT

Mặc dù ngày nay đám cưới miền Tây có một số thay đổi so với trước kia nhưng phần lớn các phong tục, nét văn hóa đặc trưng vẫn được giữ gìn qua bao thế hệ. Những giá trị tốt đẹp đó vẫn có chỗ đứng, là niềm tự hào của người dân miền sông nước. Nếu có cơ hội, hãy tham dự một đám cưới miền Tây để trải nghiệm không khí đậm đà tình nghĩa và những điều đặc biệt khó có thể nhìn thấy ở nơi khác. 

ĐẶT HẸN NGAY

liên hệ với chúng tôi

ĐẶT LỊCH HẸN TƯ VẤN

(*) Thông tin bắt buộc

CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ- TUẦN LỄ VÀNG 2/9

Đến Omni nhận ngay quà tặng bất kỳ, đăng ký nhận ưu đãi ngay!