Nghi lễ cưới hỏi của các cặp đôi theo đạo Thiên Chúa

Cưới hỏi là một sự kiện, một cột mốc lớn đối với các cặp đôi trước khi chính thức về chung một nhà. Trong đạo Thiên Chúa, tình yêu và hôn nhân rất được đề cao. Việc cưới hỏi lại càng quan trọng. Nó mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, phải được tổ chức trước Chúa với các nghi thức đặc biệt. Cùng Omni tìm hiểu về nghi lễ cưới hỏi của các cặp đôi theo đạo Thiên Chúa sẽ bao gồm những gì?

 

Ý nghĩa của hôn nhân và nghi lễ cưới hỏi trong đạo Thiên Chúa

Hôn nhân được xem là một “Bí tích hôn phối” trong đạo Thiên Chúa, như sự tác hợp một nam và một nữ. Sự gắn kết này là duy nhất và vĩnh viễn trong đời mỗi người con của đạo Thiên Chúa. Sau khi hoàn thành các nghi lễ cưới hỏi, cặp đôi sẽ được phúc lành từ Chúa. Cùng yêu thương và chung thủy với nhau như một giao ước được lập trước Chúa. 

Nghi lễ cưới hỏi của đạo Thiên Chúa khá khác biệt so với đám cưới thông thường
Nghi lễ cưới hỏi của đạo Thiên Chúa khá khác biệt so với đám cưới thông thường

Nghi lễ cần thiết trước khi tổ chức lễ cưới đạo Thiên Chúa

Giống như bất kỳ một lễ cưới hỏi nào thì trước khi tổ chức nghi lễ chính thức, các cặp đôi dâu rể đạo Thiên Chúa đều phải chuẩn bị một số lễ khác và thủ tục trước ngày bước vào thánh đường.

 

Ra mắt gia đình hai bên và Cha xứ:

Khi quyết định kết hôn, hai người sẽ ra mắt gia đinh. Sau đó, gặp Cha xứ để được tư vấn về các công đoạn chuẩn bị cho lễ cưới hỏi và học Giáo lý hôn nhân.

Các cặp đôi chụp ảnh cưới trước khi làm nghi lễ cưới hỏi
Các cặp đôi chụp ảnh cưới trước khi làm nghi lễ cưới hỏi

 

Chọn ngày lành tháng tốt:

Ngày tổ chức hôn phối chính thức tại nhà thờ sẽ được chọn bởi Cha xứ, theo lịch Thiên Chúa giáo. Trước khi xin Cha xứ chọn ngày, gia đình cần thống nhất về thời gian tổ chức lễ cưới hỏi tại nhà trai và nhà gái. Cha xứ sẽ định ngày để phù hợp với mốc thời gian này.

 

Học Giáo lý hôn nhân:

Một thông tục quan trọng trước khi Lễ cưới diễn ra là cặp đôi phải học Giáo lý hôn nhân được thụ giảng bởi Cha xứ. Đây là khóa học ngắn giúp đôi trẻ trước khi thành vợ chồng hiểu rõ về ý nghĩa của hôn nhân, sự thiêng liêng của việc kết hôn, có trách nhiệm với gia đình và con cái.

Lễ cưới chính thức trong đạo Thiên Chúa được tổ chức tại Thánh đường
Lễ cưới chính thức trong đạo Thiên Chúa được tổ chức tại Thánh đường

 

Nghi thức lễ cưới tại nhà thờ theo đạo Thiên Chúa

Hôn lễ chính thức sẽ được cử hành tại thánh đường có giáo dân tham dự. Gồm hai nghi thức chính là nghi thức tuyên tín và nghi thức trao nhẫn. Chú rể và cô dâu tiến vào nhà thờ, trước mặt Cha xứ và bắt đầu lễ hôn phối.

 

Thẩm vấn tân hôn:

Người chủ trì Cha xứ sẽ hỏi cặp đôi 3 câu hỏi nhằm khẳng định rằng họ đã trưởng thành, kết hôn tự nguyện, mục đích tiến đến hôn nhân là yêu thường chung thủy, có trách nhiệm cùng nhau xây dựng gia đình. Ba câu hỏi lần lượt sẽ về sự tự do, về việc yêu thương nhau suốt đời và việc đón nhận con cái.

Thẩm vấn tân hôn - nghi thức mở đầu lễ hôn phối
Thẩm vấn tân hôn – nghi thức mở đầu lễ hôn phối trong đạo Thiên Chúa

 

Trao lời thề nguyện:

Đây là nghi lễ quan trọng của nghi thức tuyên tín. Lúc này, hai người sẽ trao lời thề nguyện trước tượng Chúa thiêng liêng, dưới sự chứng kiến của mọi người. Lời thề được chuẩn bị từ trước để hôn phối diễn ra suôn sẻ. Đó có thể là lời bày tỏ những suy nghĩ cảm nhận về nửa kia, về tình yêu của cả hai hay sự cam kết gắn bó suốt đời. Sự cam kết đó cũng là lời hứa của họ với Chúa Trời.

Trao lời thề nguyện - Nghi lễ cưới hỏi
Trao lời thề nguyện – Nghi lễ cưới hỏi không thể thiếu trong đạo Thiên Chúa

 

Lễ làm phép và trao nhẫn cưới:

Sau khi cả hai đã đọc thánh thư trước lễ đường, cũng như đồng ý nói lời cam kết và hẹn ước, Cha xứ sẽ tiến hành tuyên bố cả hai chính thức kết hôn cùng với thông điệp “Sự gì Thiên Chúa đã liên kết thì loài người không được phân ly”. Cặp đôi tiến hành trao nhẫn cưới và trở thành vợ chồng hợp pháp theo quan niệm tôn giáo.

Cha xứ tuyên bố cặp đôi chính thức là vợ chồng
Cha xứ tuyên bố cặp đôi chính thức là vợ chồng

 

Ký tên vào sổ Hôn phối:

Sau khi hoàn thành các nghi lễ ở trên, cặp đôi sẽ được Cha xứ hướng dẫn “Ký sổ Hôn phối”. Trong sổ ngoài chữ ký của cô dâu chú rể còn có chữ ký của Cha xứ, của những người giám hôn đại diện hai bên.

Cặp đôi ký vào sổ Hôn phối - một nghi lễ trong cưới hỏi theo đạo Thiên Chúa
Cặp đôi ký vào sổ Hôn phối – một nghi lễ trong cưới hỏi theo đạo Thiên Chúa

 

Phát biểu cảm ơn:

Kết thúc buổi lễ đừng quên gửi lời cảm ơn đến Cha xứ, gia đình, bạn bè, ca đoàn, người tham gia. Họ đã giúp đỡ để hôn lễ diễn ra trọn vẹn.

 

Nghi lễ cưới hỏi tại nhà theo đạo Thiên Chúa

Cùng với các nghi thức tại thánh đường, sẽ là các nghi thức tại gia như: nghi thức rước dâu, nghi thức làm lễ gia tiên,… 

Tại nhà gái:

Giống như hầu hết các phong tục đám cưới khác, ở lễ cưới hỏi nhà gái, nhà trai sẽ tiến hành nghi thức đón dâu. Trình bày các sính lễ và giới thiệu người tham dự của hai bên gia đình. Một điểm khác trong nghi lễ của đạo Thiên Chúa là gia đình sẽ đốt đèn trắng trên bàn thờ Chúa.

Mọi nghi thức tiếp theo sẽ diễn ra trước sự chứng kiến của Chúa. Người tặng hồi môn cho cô dâu sẽ là mẹ chồng thay vì mẹ cô dâu. Sau đó cặp đôi sẽ đốt hương lên bàn thờ tổ tiên, làm lễ tạ ơn Thiên Chúa và cả công đoàn cùng hát bài “Xin vâng”.

Khoảnh khắc tiệc cưới hỏi tại nhà gái
Khoảnh khắc tiệc cưới hỏi tại nhà gái

 

Tại nhà trai:

Tại nhà trai, cả công đoàn sẽ tiến hành trình diện Thiên Chúa và tổ tiên trước. Sau đó, chủ sự đọc công bố lời của Chúa trong Thư ‘thánh Phaolô gửi tín hữu Ê-phê-sô” cùng với Lời nguyện Cộng đoàn. Cả cộng đoàn sẽ đồng ca bài hát “Hồng ân Thiên Chúa bao la” hoặc “Đâu đó có tình yêu thương” để kết thúc nghi lễ.

Trao của hồi môn cho cô dâu
Trao của hồi môn cho cô dâu

 

Lễ phục trong nghi lễ cưới hỏi theo đạo Thiên Chúa

Hãy lựa chọn một chiếc váy lễ phục cưới hỏi phù hợp thể hiện sự tôn nghiêm lịch sự nhưng vẫn lộng lẫy và xinh đẹp cho buổi nghi lễ tại nhà thờ. Theo Omni, nếu là cô dâu thích xu hướng hiện tại bạn có thể chọn những chiếc váy cưới dài tay với thiết kế tinh tế kín đáo. Tránh những mẫu váy cưới cúp ngực, hở lưng.

Còn nếu bạn là cô dâu theo xu hướng truyền thống thì có thể hướng đến những chiếc áo dài cưới nhẹ nhàng. Tuy nhiên, hạn chế những thiết kế ren, xuyên thấu và gây phản cảm nhé.

Để cô dâu thêm phần xinh đẹp, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các phụ kiện đi kèm phù hợp như dây kiềng, bông tai, hoa cái tóc, còn chú rể có thể là hoa cài áo.

Lựa chọn váy cưới Omni phù hợp với thánh đường
Lựa chọn váy cưới Omni phù hợp với nghi lễ cưới hỏi tại thánh đường

Trước khi hôn phối diễn ra, cặp đôi cần chuẩn bị cho các chi tiết trong ngày cưới hỏi tại nhà thờ như trang trí, người dẫn dâu, đội hát thánh ca, studio quay phim chụp hình, tập duyệt lời thề. Nếu vẫn còn đắn đo trong việc lựa chọn trang phục, phụ kiện hay làm sao để decor chỉnh chu, có hình ảnh đẹp thì hãy đến với Omni Bridal để Omni có thể tư vấn và đồng hành cùng bạn trong ngày trọng đại nhất.

Lựa chọn váy cưới Omni phù hợp với nghi lễ cưới hỏi tại thánh đường
Lựa chọn váy cưới Omni phù hợp với nghi lễ cưới hỏi tại thánh đường

 

Gợi ý bạn đọc:

BÁO GIÁ VÁY CƯỚI

Dịch vụ cưới trọn gói và 4 lý do lựa chọn Omni Bridal

Các lễ quan trọng của một đám cưới theo truyền thống

Váy cưới màu trắng: sắc màu trường tồn với thời gian

ĐẶT HẸN NGAY

liên hệ với chúng tôi

ĐẶT LỊCH HẸN TƯ VẤN

(*) Thông tin bắt buộc

MEGA SALE ĐẦU NĂM 2024

Các chương trình ưu đãi hấp dẫn, cùng hàng trăm phong bao lì xì may mắn đang đợi bạn!