Chi phí đám cưới: Lên plan chuẩn chỉnh từ A đến Z cho đám cưới trong mơ

Đám cưới là một trong những khoảnh khắc trọng đại nhất của cuộc đời. Lên kế hoạch chi phí đám cưới cụ thể là bước đầu tiên để hiện thực hóa ước mơ về hôn lễ hoàn hảo. Mặc dù có rất nhiều chi tiết nhưng một danh sách chi phí cụ thể sẽ giảm áp lực căng thẳng cho hai bạn. Cùng Omni lên kế hoạch chuẩn chỉnh từ A đến Z cho đám cưới nhé!

 

CÁCH LÊN DANH SÁCH VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ ĐÁM CƯỚI

Phân chia các mục chi phí đám cưới từ quan trọng đến ít quan trọng hơn

Trước tiên, chi phí đám cưới bao gồm tất cả các mục bạn phải chi trả chó các yếu tố hình thành nên đám cưới. Hãy liệt kê toàn bộ và phân chia chúng theo thứ tự ưu tiên.

  • Mục chi phí đám cưới quan trọng: là những khoản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm trong ngày cưới như chụp hình cưới, nhẫn cưới, trang phục, đãi tiệc…
  • Mục chi phí tổ chức đám cưới ít quan trọng hơn: Các khoản có thể điều chỉnh hoặc tối giản như thiệp cưới, quà cảm ơn khách mời, phong cách trang trí đám cưới…
Cách lên danh sách và phân bổ chi phí đám cưới
Cách lên danh sách và phân bổ chi phí đám cưới

 

Liệt kê và phân chia các mục chi phí đám cưới theo mốc thời gian

Để tránh thiếu sót, dâu rể có thể liệt kê các khoản chi phí theo mốc thời gian. Cách này cũng giúp hai bạn dễ dàng chuẩn bị tài chính và theo dõi khoản chi. Ví dụ:

  • Trước 6 tháng: Chụp hình cưới, may váy cưới, chọn địa điểm và đặt cọc nhà hàng
  • Trước 3 tháng: Mua nhẫn cưới, thuê váy cưới, chuẩn bị thiệp mời
  • Trước 1 tháng: Chọn đơn vị trang trí rạp cưới, chuẩn bị mâm tráp quả
  • Trước 1 tuần: Trang trí phòng tân hôn, kiểm tra lần cuối các hạng mục

 

CÁC KHOẢN CHI PHÍ ĐÁM CƯỚI BẮT BUỘC PHẢI CÓ

 

1. Chụp hình cưới và album cưới

Đây là một phần rất cần thiết của đám cưới. Không chỉ là để sử dụng cho các hoạt động chiếu slide, gửi thông báo, đặt ảnh cổng, trang trí bàn gallery… mà còn là album cưới lưu giữ kỉ niệm đáng nhớ. Chi phí chụp hình cưới phụ thuộc vào phong cách và phân khúc:

  • Chụp hình cưới tại studio: dao động từ 5 – 15 triệu đồng
  • Chụp hình cưới phim trường: dao động từ 10 – 30 triệu đồng
  • Chụp hình cưới ngoại cảnh: dao động từ 10 – 50 triệu đồng

Báo giá chụp hình cưới Omni

Chụp hình cưới và album cưới
Chụp hình cưới và album cưới

 

2. Chi phí nhẫn cưới

Nhẫn cưới là biểu tượng của sự gắn kết tình yêu lâu dài, tượng trưng cho lời hẹn ước về hôn nhân. Trung bình chi phí đám cưới chi cho nhẫn cưới từ 8 – 15 triệu đồng/cặp, có thể cao hơn nếu chọn vàng trắng (10 – 20 triệu đồng) hoặc đính kim cương (trên 30 triệu đồng).

Đọc thêm: Nhẫn cưới và 6 kinh nghiệm lựa chọn nhẫn cưới phù hợp

 

3. Chi phí tổ chức đám cưới cho váy cưới và vest

Đây chi phí tổ chức đám cưới cho trang phục mà cô dâu chú rể sẽ mặc trong đám hỏi, đám cưới, tiệc cưới nhà hàng. Hãy liệt kê xem bạn cần bao nhiêu bộ, thuê hay mua hay đặt may riêng. Chi phí tham khảo:

  • Thuê áo dài cưới cho cả dâu rể dao động 1 – 1.5 triệu đồng/cặp. Giá may áo dài cô dâu thì sẽ đa dạng hơn khoảng 1 – 5 triệu đồng/bộ
  • Thuê váy cưới hiện nay khoảng 3 triệu đồng cho dòng váy giá rẻ đến hơn 20 triệu đồng cho dòng váy cưới cao cấp
  • Mua và may mới váy cưới từ 7 triệu đồng đến hơn 50 triệu đồng tùy vào phân khúc và thiết kế váy cưới
  • Giá vest chú rể dao động từ khoảng 2 triệu đồng – hơn 5 triệu đồng cho vest mới. Đa số chú rể sẽ thuê vest cưới với giá chỉ từ 3 trăm – 1 triệu đồng/bộ hoặc được tặng kèm trong các gói váy cưới cô dâu
Chi phí váy cưới và vest
Chi phí váy cưới và vest

Đọc thêm: Giá thuê váy cưới: Cần ngân sách bao nhiêu để có một chiếc váy cưới đẹp?

 

4. Trang điểm và làm tóc cô dâu

Một trong những yếu tố góp phần tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ cho cô dâu là trang điểm và làm tóc. Thông thường chi phí đám cưới của dịch vụ này dao động từ 1 triệu đồng – 2 triệu đồng/1 lần makeup. Trang điểm ngày cưới có thể phát sinh nếu bạn cần người đi theo suốt cả ngày.

Đọc thêm: Trang điểm cô dâu khác trang điểm bình thường như thế nào?

 

5. Chụp hình đám hỏi, đám cưới

Hiện nay, có hai hình thức chụp hình ngày cưới là chụp thường và chụp phóng sự. Với giá chụp hình truyền thống khoảng 1.5 triệu đồng – hơn 2 triệu đồng/tiệc. Nếu bạn đầu tư cho chụp ảnh phóng sự với nhiều máy hơn chi phí đám cưới sẽ rơi vào từ 3 triệu đồng – 4 triệu đồng/tiệc.

Chi phí chụp hình đám hỏi, đám cưới
Chi phí chụp hình đám hỏi, đám cưới

 

6. Tối ưu chi phí đám cưới – Lựa chọn trọn gói ngày cưới

Để tối ưu chi phí và tiết kiệm thời gian, dịch vụ trọn gói tại các studio uy tín là lựa chọn lý tưởng. Nó bao gồm trang phục, trang điểm, làm tóc, chụp ảnh ngày cưới. Do vậy, dâu rể có thể bỏ qua mục chi phí tổ chức đám cưới cho 3 mục này và tính theo giá wedding day. Các combo sẽ dao động từ 15 triệu đồng – hơn 40 triệu đồng tùy vào phân khúc.

Báo giá Wedding Day

 

7. Nữ trang cho cô dâu

Dù ít hay nhiều, một bộ nữ trang cô dâu là thứ không thể thiếu để thể hiện sự trân trọng yêu quý và như một món quà của hai bên gia đình tặng con cái. Bộ trang sức vàng có giá phổ biến từ 10 – 30 triệu đồng hoặc hơn tùy vào tài chính. Trang sức cao cấp như kim cương hoặc vàng trắng dao động từ 50 triệu đồng trở lên.

Nữ trang cho cô dâu
Nữ trang cho cô dâu

 

8. Chi phí cho mâm tráp quả

Đừng quên tính chi phí đám cưới cho các mâm lễ quả trong đám hỏi và đám cưới. Đây là phong tục, là truyền thống của đám cưới Việt Nam. Hinh thức các tráp quả hiện nay cũng rất đa dạng với nhiều mức giá:

  • Mâm tráp đơn giản (4-7 mâm): Từ 5 – 10 triệu đồng
  • Mâm tráp cao cấp (9-11 mâm): Từ 10 – 20 triệu đồng
  • Trang trí kèm mâm quả: Thêm 2 – 5 triệu đồng

 

9. Giá rạp cưới và trang trí tiệc

Rạp cưới sẽ được dựng vào cả đám hỏi và đám cưới, tại nhà trai và nhà gái. Giá chi phí đám cưới của một rạp cưới trung bình từ 5 triệu đồng – hơn 40 triệu đồng. Bao gồm: cổng hoa, backdrop, bàn họ, bàn thờ gia tiên đơn giản. Mức giá thay đổi tùy vào phong cách và độ đầu tư. Ví dụ trang trí sang trọng và sử dụng toàn bộ hoa tươi sẽ làm giá rạp cưới tăng lên.

Giá rạp cưới và trang trí tiệc
Giá rạp cưới và trang trí tiệc

Đọc thêm: Trang trí tiệc cưới cần gì và dịch vụ trang trí tiệc cưới tại TP.HCM

 

10. Chi phí đám cưới – giá thiệp cưới

Chi phí tổ chức đám cưới cũng bao gồm thiệp cưới với vô vàn các lựa chọn về mức giá. Thiệp cưới phổ thông là 2.000 – 5.000 đồng/thiệp. Thiệp cao cấp là 10.000 – 20.000 đồng/thiệp. Và đắt hơn với các thiệp cưới có chất liệu độc đáo. Tổng chi phí in thiệp tùy số lượng khách mời.

 

11. Chi phí đám cưới đãi tiệc nhà hàng

Đây là khoản chi phí đám cưới lớn nhất và thường chiếm hơn 50% ngân sách. Tổng chi phí tổ chức đám cưới đãi tiệc khách sẽ được tính theo đơn giá thực đơn bạn lựa chọn. 

  • Đãi tiệc tại nhà hàng: 3 – 5 triệu đồng/bàn
  • Đãi tiệc tại nhà riêng: Chi phí thấp hơn, khoảng 2 – 4 triệu đồng/bàn.
  • Thông thường các thực đơn chưa bao gồm đồ uống

Một số nhà hàng sẽ tặng trang trí tiệc cơ bản. Bạn có thể phải bổ sung thêm một ít hoặc đầu tư hơn là thuê trang trí ngoài với mức giá từ 3 triệu đồng cho các set đơn giản hoặc lên đến hơn 50 triệu đồng cho trang trí hội trường, lối đi, backdrop hoa tươi cầu kỳ.

Đọc thêm: 5 trung tâm hội nghị – tiệc cưới thuộc Capella Holdings tại TPHCM

Chi phí đãi tiệc nhà hàng
Chi phí đãi tiệc nhà hàng

 

CÁC MỤC THÊM VÀO CHI PHÍ ĐÁM CƯỚI, CÓ THỂ BỎ QUA

 

1. Chi phí đám cưới cho quay phim phóng sự

Ngoài chụp hình ngày cưới, nếu tài chính dư giả, dâu rể có thể chọn thêm dịch vụ quay phim phóng sự cưới ở nhà hàng, tại nhà với giá từ 4 triệu đồng – 15 triệu đồng tùy thuộc vào số số lượng máy và thành phẩm mong muốn. 

 

2. Chi phí trang trí phòng tân hôn

Nếu quyết định trang trí phòng tân hôn thì bạn vẫn phải tính nó vào chi phí tổ chức đám cưới. Ví dụ như: mua bộ ga gối mới có thể từ 1 – 3 triệu đồng. Trang trí hoa và nến từ 1 – 2 triệu đồng. Các vật dụng khác khoảng 1 – 2 triệu đồng. Tổng chi phí cho việc trang trí phòng tân hôn rơi vào tầm 3 – 7 triệu đồng.

 

3. Chi phí tuần trăng mật

Nếu cặp đôi muốn kết thúc đám cưới trong mơ bằng một tuần trăng mật ngọt ngào, hãy tính toán nó như chi phí đám cưới để tránh thâm hụt ngân sách. Nếu du lịch trong nước, có thể khoảng 5 triệu đồng – 20 triệu đồng và du lịch nước ngoài là 20 triệu đồng – 50 triệu đồng.

 

4. Các chi phí tổ chức đám cưới có thể phát sinh

Ngoài ra, còn có một số chi phí nhỏ hoặc chi phí phát sinh như:

  • Tiền mừng cho đội bê tráp: từ 2 – 5 triệu đồng/đám hỏi,đám cưới
  • Quà cảm ơn khách mời: 3.000 – 10.000 đồng/phần
  • Chi phí phát sinh: Khoảng 5 – 10 triệu đồng để xử lý các tình huống ngoài dự kiến
Các chi phí có thể phát sinh
Các chi phí có thể phát sinh

 

CHI PHÍ TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI NHÀ TRAI VÀ NHÀ GÁI SẼ BAO GỒM GÌ?

Trên đây là những mục phải chi cho đám cưới. Các chi phí này sẽ được ngầm chi cho hai bên nhà trai, nhà gái, hoặc do cô dâu chú rể tự chuẩn bị.

 

Chi phí tổ chức đám cưới nhà trai: bao gồm chi phí đám cưới cho lễ đón dâu như trang trí cổng hoa, nhà cửa, gia tiên tại nhà trai; tiền nạp tài; tiền mua trang sức cho con dâu mới, mâm quả, xe hoa. Tổng chi phí nhà trai khoảng 10 – 50 triệu đồng

 

Chi phí tổ chức đám cưới nhà gái: bao gồm chi phí cho lễ hỏi tại nhà gái và lễ vu quy như: rạp cưới, mâm quả, bàn thờ gia tiên; của hồi môn cho con gái. Tổng chi phí tổ chức đám cưới cho nhà gái khoảng 15 – 40 triệu đồng

  • Bên cạnh đó còn có chi phí đãi tiệc nhà gái, đãi tiệc nhà trai, hoặc gộp khách mời hai họ vào một tiệc.
  • Các khoản chi phí khác được tính là chi phí chung của cô dâu chú rể như: chụp hình, trang phục, nhẫn cưới…
Chi phí tổ chức đám cưới nhà trai và nhà gái
Chi phí tổ chức đám cưới nhà trai và nhà gái

 

SO SÁNH VỚI TÀI CHÍNH VÀ CÂN ĐỐI CHI PHÍ TỔ CHỨC ĐÁM CƯỚI

Sau khi đã lên danh sách chi phí tổ chức đám cưới phù hợp với nhu cầu, phong cách của bạn, tiếp đến, là cân đối nó với ngân sách mục tiêu. Nếu chi phí vượt quá tài chính, hãy bắt đầu xem lại quy mô, cắt giảm lượng khách mời, loại bỏ các khoản không cần thiết.

Một số mẹo cho dâu rể để tối ưu chi phí đám cưới:

  • Tìm cách tăng thêm thu nhập hoặc xin sự hỗ trợ từ gia đình
  • Xem xét các dịch vụ khuyến mãi giá, combo ưu đãi tại các cửa hàng
  • Sử dụng các lựa chọn thay thế như: hờ người quen hỗ trợ nếu đúng chuyên môn của họ, thuê váy cưới thay vì may…
  • Xem xét mục nào có thể chi trả sau đám cưới để chờ khoản tiền mừng cưới từ bạn bè người thân
Mẹo cân đối ngân sách tổ chức đám cưới
Mẹo cân đối ngân sách tổ chức đám cưới

 

TỔNG KẾT

Tùy các lựa chọn của dâu rể, tổng chi phí đám cưới từ A đến Z dao động khoảng 100 – hơn 200 triệu đồng cho đám cưới phổ thông và cao hơn với đám cưới quy mô lớn. Với việc xây dựng kế hoạch phân chia chi phí hợp lý, bạn có thể hình dung bức tranh tổng thể tốt hơn, từ đó có sự chuẩn bị cho đám cưới hoàn mỹ như mơ ước. Liên hệ với Omni, nhận thông tin về các gói dịch vụ ưu đãi, tối ưu chi phí tổ chức đám cưới nhé!

ĐẶT HẸN NGAY

liên hệ với chúng tôi

ĐẶT LỊCH HẸN TƯ VẤN

(*) Thông tin bắt buộc

CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ- TUẦN LỄ VÀNG 2/9

Đến Omni nhận ngay quà tặng bất kỳ, đăng ký nhận ưu đãi ngay!