Lễ lại mặt và 6 thủ tục không thể thiếu khi thực hiện Lễ lại mặt

Sau Lễ Vu quy và Lễ Thành hôn sẽ là Lễ lại mặt sau cưới. Một trong những lễ nghi quan trọng của chuỗi nghi thức cưới hỏi ở Việt Nam. Nếu bạn đang thắc mắc về Lễ lại mặt bao gồm những gì? Diễn ra như thế nào? thì bài viết dưới đây của Omni sẽ giải đáp giúp bạn.

 

Ý nghĩa Lễ lại mặt xưa và nay

Lễ lại mặt được xem là một truyền thống văn hóa mang ý nghĩa tốt đẹp của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên cô dâu về thăm gia đình sau khi chính thức về nhà chồng. Theo quan niệm từ xưa, nó là lễ nghi thể hiện lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, tình yêu thương trân trọng của gia đình chồng đối với con dâu. Cũng là giúp nàng dâu mới vơi nỗi nhớ người thân.

Ngày nay, khi sự giao tiếp và liên lạc trong xã hội thuận tiện hơn thì Lễ lại mặt nhà gái cũng không mang nhiều ngụ ý như xưa. Con gái về thăm nhà như một truyền thống để cùng trò chuyện. Ba mẹ hỏi han về cuộc sống mới của vợ chồng, cho lời khuyên và động viên. Về phía nhà trai, ba mẹ chồng gửi quà như một lời cảm ơn đến ông bà xuôi gia, thắt chặt mối quan hệ hai nhà.

Ý nghĩa của Lễ lại mặt
Ý nghĩa của Lễ lại mặt

 

Thời điểm tiến hành Lễ lại mặt sau cưới

Theo thứ tự, Lễ lại mặt sau cưới sẽ được diễn ra sau Lễ thành hôn, cụ thể có thể là 1 hoặc 3 ngày. Nếu ngay sau 1 ngày gọi là Lễ Nhị Hỷ, còn Lễ lại mặt sau 3 ngày cưới gọi là Lễ Tứ Hỷ. Tuy nhiên, ngày nay, nếu thời gian không cho phép, nhất là con gái gả chồng xa, Lễ lại mặt có thể được dời lại đến khi phù hợp trong điều kiện được sự đồng ý của người lớn. 

Tìm hiểu thêm: Các lễ quan trọng của một đám cưới theo truyền thống

 

Thành phần cần có trong Lễ lại mặt sau ngày cưới

Lễ gặp mặt bắt buộc phải có đầy đủ cô dâu chú rể và ba mẹ vợ. Vì được diễn ra tại nhà gái nên có thể có sự góp mặt của anh chị em thân thiết trong nhà để làm quen hơn với chàng rể mới. Tuy nhiên, không nên mời họ hàng hoặc quá nhiều người thân để tránh làm không khí thân mật của buổi Lễ gặp mặt sau ngày cưới.

 

6 thủ tục không thể thiếu khi thực hiện Lễ lại mặt

  • Lễ vật lại mặt

Thông tục của Lễ lại mặt là hai vợ chồng mới cưới sẽ mang lễ vật về nhà gái để cúng dâng lên bàn thờ tổ tiên. Vậy cần chuẩn bị gì cho Lễ lại mặt nhà gái? Truyền thống thì sẽ bao gồm trầu cau, trà rượu, xôi, thịt gà hoặc thịt heo quay. Nhưng cho đến ngày nay lễ vật không còn cần đầy đủ như vậy mà được giản lược hơn. Vợ chồng chỉ cần thắp hương, đem một ít bánh kẹo, trái cây biếu ba mẹ và dùng bữa cơm thân mật.

Lễ vật lại mặt ngày xưa
Lễ vật lại mặt ngày xưa

  • Chuẩn bị trang phục

Chuẩn bị trang phục ở đây không phải là những bộ đồ quá cầu kỳ lộng lẫy như Lễ cưới hỏi. Cặp đôi chỉ cần thường phục đơn giản nhưng đảm bảo sự lịch sự, chỉn chu, thoải mái.

  • Vợ có thể là bộ váy không hở hang, thiết kế và họa tiết đơn giản
  • Chồng có thể là quần tây kết hợp với áo sơ mi hoặc áo thun

Nên nhớ trang phục rườm rà như vest hay áo dài chỉ làm giảm không khí thân mật và bạn không thể vận động thoải mái với những công việc như phụ giúp mọi người chuẩn bị mâm cơm cho Lễ lại mặt sau ngày cưới.

  • Chuẩn bị mâm cơm cho Lễ lại mặt nhà gái

Như đã đề cập ở trên, khi lại mặt, cặp vợ chồng sẽ ở lại dùng bữa cơm thật mật được nhà gái chuẩn bị. Vì vậy, nhà gái cần sửa soạn một mâm cơm đơn giản để đón cặp đôi mới cưới về thăm nhà. Hình thức mâm cơm sẽ tùy thuộc vào điều kiện gia đình, phong tục, phong cách, nếp sống vốn có. Nhưng chung quy không cần quá nhiều món hay món ăn phức tạp vượt ngoài khả năng.

Mâm cơm nhà gái chuẩn bị cho Lễ lại mặt
Mâm cơm nhà gái chuẩn bị cho Lễ lại mặt

  • Cả vợ và chồng cùng về trong Lễ lại mặt

Tuyệt đối không được chỉ vợ về lại mặt hoặc chồng ghé nhà vợ một mình. Lễ lại mặt sau cưới bắt buộc phải có đủ 2 vợ chồng cùng đi. Nó thể hiện sự tôn trọng gia đình nhà gái, trân trọng hôn nhân, tạo sự yên lòng cho người lớn. Vì vậy, trong trường hợp 1 trong 2 không thể thực hiện Lễ lại mặt vào ngày dự định, thì hãy xin lỗi ba mẹ vợ và hẹn lại một ngày khác.

  • Lại mặt vào buổi sáng

Hai bạn nên tranh thủ đến nhà gái vào buổi sáng để phụ giúp gia đình và dùng mâm cơm, giúp gắn kết tình thân hơn. Về sớm, bạn cũng có thêm thời gian, có thể ghé sang thăm hỏi các cô bác họ hàng bên nhà gái.

Chiều muộn không phải là thời điểm tốt để gặp gỡ trong Lễ lại mặt vì mang ý nghĩa xấu, cũng như khiến các thành viên trong gia đình nhà gái cảm thấy xa cách. Tuy nhiên, trường hợp xem giờ hoàng đạo thì có thể thực hiện theo.

  • Không về tay không trong Lễ lại mặt sau cưới

Tinh giản các lễ vật lại mặt không có nghĩa là về thăm nhà tay không. Đây là điều cần tránh khi thực hiện Lễ lại mặt sau ngày cưới vì nó thể hiện sự thiếu tôn trọng, không có lòng thành với người lớn. Dù ít hay nhiều cặp vợ chồng vẫn cần một ít quà biếu tùy vào tài chính cá nhân. Món quà quan trọng ở ý nghĩa tình thần, là tấm lòng con cái nên bạn không cần đặt nặng về giá trị vật chất.

Nên mang gì về nhà gái trong Lễ lại mặt?
Nên mang gì về nhà gái trong Lễ lại mặt?

Có thể bỏ qua Lễ lại mặt không?

Trong cuộc sống hiện đại, đối với các cặp đôi cưới quá xa có thể bỏ qua Lễ lại mặt sau 3 ngày cưới. Tuy nhiên, cặp đôi vẫn phải về thăm nhà vợ vào thời gian sau đó khi thích hợp hoặc trễ hơn là vào dịp Tết Nguyên Đán liền kề thay cho Lễ lại mặt. Không thể thiếu một ít Lễ vật, quà tết được chuẩn bị chỉn chu.

Mặc dù vậy nhưng văn hóa truyền thống dân tộc vẫn nên được giữ gìn và phát huy, nên nếu có thể sắp xếp được thời gian, vợ chồng mới cưới vẫn nên thực hiện nghi lễ này để trân trọng giá trị gia đình, thể hiện lòng biết ơn với người nuôi dưỡng và sinh thành.

Theo dõi Omni để cập nhật thêm kinh nghiệm cho đám cưới sắp tới của hai bạn nhé!

 

 

Gợi ý bạn đọc:

Phân biệt lễ Vu Quy và lễ Thành Hôn: 5 khác biệt dâu rể cần nhớ

Chương trình lễ cưới tại nhà trai: 7 nghi thức và thủ tục cần nắm

9 tips không thể thiếu để bữa tiệc cưới sân vườn trở nên hoàn hảo hơn

ĐẶT HẸN NGAY

liên hệ với chúng tôi

ĐẶT LỊCH HẸN TƯ VẤN

(*) Thông tin bắt buộc

GÓI NGÀY CƯỚI ĐẲNG CẤP

Tặng váy cưới limited& quay phóng sự cưới. Ưu đãi lên đến 64%